Những điều cần biết về bệnh sâu răng

Những điều cần biết về bệnh sâu răng

Sâu răng là căn bệnh răng miệng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tuy không quá nguy hiểm nhưng sâu răng không được điều trị sớm có thể gây đau đớn, khó chịu, viêm tủy và dẫn đến mất răng. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân sâu răng, biểu hiện và tất cả những vấn đề liên quan đến tình trạng này để biết cách hạn chế những ảnh hưởng của bệnh.

Những điều cần biết về bệnh sâu răng

Không chủ quan với bệnh sâu răng

SÂU RĂNG LÀ GÌ?

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương, hỏng. Tình trạng này là do vi khuẩn tác dụng vào đường, tinh bột và các mảnh vụn thức ăn còn trên răng tạo thành các axit ăn mòn mô răng. Căn bệnh này phổ biến ở tất cả các đối tượng: trẻ em, người lớn, người già... Bệnh cần phát hiện sớm và điều trị triệt để để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe răng miệng.

 

NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG

  • Không đánh răng hoặc súc miệng sau khi ăn tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sản sinh và phát triển trong khoang miệng. Sau khi ăn, thức ăn, đường còn dính trên răng và khi đạt được thời gian thuận lợi sẽ tác dụng với vi khuẩn khiến mô răng bị ăn mòn. Để phòng sâu răng, các bạn nên súc miệng sạch sẽ sau khi ăn và đánh răng ngày 2 lần để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Đánh răng không đúng cách: Đánh răng quá nhanh, mạnh tay và đánh răng theo chiều ngang là đánh răng sai cách. Rất có thể vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn chưa được loại bỏ, vẫn tồn tại trên răng, kẽ răng hoặc quanh nướu từ đó phát triển và gây sâu răng.
  • Không sử dụng chỉ nha khoa: Thức ăn thường nhét vào các kẽ răng và rất khó lấy ra bằng cách đánh răng, súc miệng hay dùng tăm trẻ. Do đó, nếu không có thói quen dùng chỉ nha khoa cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sâu răng.
  • Không vệ sinh lưỡi: Bạn có biết rằng, lưỡi cũng chính là một bộ phận nhiều vi khuẩn trong khoang miệng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ vùng lưỡi có thể khiến vi khuẩn tại vùng này lan ra răng và gây sâu răng.

Những thói quen ăn uống không tốt là nguyên nhân gây sâu răng

  • Thói quen ăn nhiều đồ ngọt: Đồ ngọt nhanh chóng tác dụng với vi khuẩn tạo thành các axit ăn mòn mô răng. Do đó những người có thói quen ăn nhiều đồ ngọt thường có nguy cơ sâu răng hơn những người khác.
  • Ăn vặt thường xuyên: Việc ăn vặt thường xuyên khiến các mảnh vụn thức ăn và mảng bám thường xuyên có trên răng từ đó tạo điều kiện để sâu răng hình thành.
  • Không lấy cao răng hoặc khám nha khoa định kỳ: Hiện nay không có nhiều người hình thành thói quen khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ khiến các mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng lâu ngày. Đó có chính là điều kiện để sâu răng hình thành và nhanh chóng phát triển rộng và nặng nề hơn.
  • Các bệnh về tiêu hóa tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.
  • Thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng

CÁCH PHÒNG TRÁNH SÂU RĂNG HIỆU QUẢ

Với nguyên nhân gây sâu răng kể trên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh căn bệnh này với những lưu ý dưới đây:

- Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng ngày 2 lần với tất cả các mặt của răng theo chiều dọc, súc miệng sau khi ăn, súc miệng nước muối hàng ngày, vệ sinh lưỡi...

- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trên răng.

- Hạn chế ăn đồ ngọt và ăn vặt thường xuyên.

- Khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần.

- Uống ít nhất 2 lít nước/ngày để cơ thể khỏe mạnh và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

 

Khám nha khoa định kỳ là một trong những phương pháp phòng chánh sâu răng hiệu quả

 

CÁC MỨC ĐỘ SÂU RĂNG

Quá trình hình thành và phát triển sâu răng trải qua 3 mức độ khác nhau:

  • Mức độ 1: Đây là mức độ nhẹ nhất và thường khó phát hiện. Thông thường, ở mức độ này bệnh nhân không hề cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Nếu chú ý quan sát sẽ thấy một số đốm trắng trên răng. Khi được phát hiện sẽ được xử trí bằng cách sử dụng tái khoáng tại vị trí sâu để hạn chế lan rộng.
  • Mức độ 2: Trong giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đau nhức và ê buốt khi ăn các món ăn quá nóng và lạnh. Khi ấy, dễ dàng được điều trị bằng cách hàn, trám tại vết thương. Phương pháp hàn, trám răng không chỉ giúp vùng sâu răng không phát triển mà còn hạn chế sự lan rộng vùng sâu ra các vị trí khác.
  • Mức độ 3: Lúc này, sâu răng bắt đầu phá hủy năng mô răng và gây ảnh hưởng đến tủy răng. Bệnh nhân cảm thấy đau nhức thường xuyên, có thể gây sốt và sưng tấy vùng nướu. Khi đã xâm nhập vào tủy, cách điều trị tốt nhất là điều trị tủy, làm sạch ống tủy để hạn chế cảm giác đau nhức sau đó hàn trám lại vùng răng tổn thương hoặc bọc chụp răng sứ.

Những giai đoạn của sâu răng

NHỮNG HẬU QUẢ CỦA SÂU RĂNG

Sâu răng nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều nguy hiểm:

  • Gây chết tủy và bắt buộc phải điều trị tủy, biến "răng sống" thành "răng chết".
  • Sau khi gây viêm tủy, các mầm bệnh từ tủy răng có thể lây lan xuống phía dưới dẫn đến viêm chân răng, làm hỏng kết cấu nâng đỡ chân răng và ảnh hưởng đến xương hàm.
  • Mầm bệnh gây viêm tủy không được thoát ra ngoài và tích tụ tại vùng chân răng gây nên u hạt, hình thành các ổ mủ vùng nướu.
  • Sâu răng có thể hủy hoại hoàn toàn mô răng, vùng chân răng từ đó dẫn đến mất răng.

Trên đây là những thông tin khái quát về sâu răng mà các bác sĩ nha khoa phòng khám Việt Pháp chia sẻ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này mời liên hệ đến số 098.414.7000  để được tư vấn miễn phí.

 

 Đăng ký tư vấn