Các giai đoạn sâu răng: Những lưu ý nhất định phải biết

Các giai đoạn sâu răng: Những lưu ý nhất định phải biết

Sâu răng là tổn thương xảy ra trên răng của bạn, chúng gây ra những nguy hại trực tiếp như áp xe răng thậm chí là mất răng. Nguyên nhân thường là do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng sau ăn uống hàng ngày của chúng ta.

Các giai đoạn sâu răng: Những lưu ý nhất định phải biết

Sâu răng là gì?

Sâu răng là do hoạt động của 1 số vi khuẩn sống trong mảng bám ở răng. Vi khuẩn này có thể chuyển đổi đường trong thức ăn thành axit. Nếu mảng bám được tích tụ lâu theo thời gian, các axit này có thể bắt đầu làm hỏng răng của bạn.

 

Cac-giai-doan-sau-rang

 

Đây là lý do tại sao vệ sinh răng miệng tốt là một phần quan trọng để ngăn ngừa sâu răng.

Sâu răng được phát triển theo nhiều giai đoạn, dưới đây, chúng ta sẽ đi qua từng gia đoạn và thảo luận về cách điều trị sâu răng.

 

Các giai đoạn của sâu răng 

Mảng bám răng là thứ vô cùng quan trọng trong quá trình sâu răng. Mảng bám là một lớp màng dính, phủ trên bề mặt của răng. Nó được tạo thành từ vi khuẩn, thức ăn và nước bọt.

 

Nếu răng không được làm sạch thường xuyên, mảng bám có thể bắt đầu tích tụ. Nó cũng có thể vôi hóa theo thời gian, tạo thành cao răng. Cao răng giúp cho vi khuẩn thuận lợi để phát triển, khiến chúng khó vị loại bỏ hơn. 

 

Dưới đây là 5 giai đoạn của sâu răng. 

 

5-giai-doan-sau-rang

 

Giai đoạn 1: Khử khoáng 

Lớp ngoài của răng được cấu tạo bởi một loại mô gọi là men răng. Men răng là mô cứng nhất trong thể và đa phần được tạo thành từ các khoáng chất.

 

Tuy nhiên khi răng tiếp xúc với axit do vi khuẩn ở mảng bám gây ra, men răng sẽ dần mất các khoáng chất này. Khi điều này xảy ra trong một thời gian, sẽ có 1 đốm trắng xuất hiện trên răng. Vùng mất chất khoáng này là dấu hiệu ban đầu của bệnh sâu răng 

 

Điều trị 

Giai đoạn sâu răng sớm nhất này có thể được loại bỏ trước khi sâu răng trở nên nặng hơn. 

Các bạn nên đánh răng bằng kem đánh răng có chất Florua. Florua có tác dụng tăng cường men răng, giúp men răng chống lại các axit do vi khuẩn mảng bám tạo ra.

 

Giai đoạn 2: Men răng phân hủy 

Nếu để quá trình sâu răng tiếp tục diễn ra, men răng sẽ càng ngày bị phá vỡ. Bạn có thể nhận thấy một đốm trắng trên răng sẽ sẫm lại thành màu nâu, đen.

Khi men răng bị suy yếu, trên răng sẽ hình thành các lỗ nhỏ trên răng gọi là sâu răng. 

 

Điều trị: 

Với trường hợp sâu răng nhẹ thì bác sĩ có thể trám lại răng. Khi trám răng, nha sĩ trước tiên sẽ sử dụng dụng cụ để loại bỏ vùng sâu. Sau đó lấp đầy lỗ sâu bằng các vật liệu chuyên biệt trám răng.

 

Giai đoạn 3: Sâu răng 

Hàm răng là mô nằm dưới men răng, nó mềm hơn men răng chính vì thế hàm răng sẽ bị ăn mòn nhanh hơn dưới tác hại của axit .

Bởi đó, sâu răng tiến triển với tốc độ nhanh hơn. Và dần ngà răng cũng bị ảnh hưởng của sâu răng, bạn sẽ cảm nhận thấy ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.

 

Điều trị: 

Khi ở giai đoạn này thì có thể trám răng để loại bỏ sâu răng, cao cấp hơn có thể gọi là bọc răng sứ. Sau khi loại bỏ vùng bị sâu thì có thể bọc răng sứ. 

 

Giai đoạn 4: Gây tổn thương đến tủy 

Tủy răng là lớp trong cùng của răng. Nó chứa các dây thần kinh và mạch máu giúp giữ cho răng chắc khỏe. Khi tủy răng bị tổn thương chúng sẽ sưng to lên, áp lực có thể làm đè lên các dây thần kinh. Điều này có thể dẫn đến đau đớn.

 

Điều trị: 

Khi sâu răng đã đến tủy răng, bạn sẽ phải đến nha sĩ để lấy tủy răng. Trong ống tủy, tủy răng bị hư hỏng sẽ được loại bỏ. sau đó khoang răng sẽ được làm sạch và trám lại. Sau đó có thể bọc răng sứ ở trên. 

 

Giai đoạn 5: Áp xe 

Khi sâu răng tiến sâu vào tủy răng, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng. Tình trạng viêm nhiễm ngày càng gia tăng dẫn đến hình thành 1 túi mủ hình thành ở đáy răng, được gọi là áp xe. 

 

Áp xe răng gây ra những cơn đau dữ dội. Các triệu chứng khác có thể đi kèm bao gồm sưng lợi, sưng hàm, sưng mặt, sốt,....Áp xe răng cần được điều trị kịp thời vì nhiễm trùng có thể lan nhanh vào các vùng trên đầu hoặc cổ. 

 

Điều trị: 

Nếu áp xe hình thành trong răng, nha sĩ có thể tiến hành lấy tủy răng để loại bỏ ổ nhiễm trùng và trám lại. Trong trường hợp nghiêm trọng, răng bị ảnh hưởng có thể bị loại bỏ hoàn toàn. 

Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn giúp điều trị áp xe. Đây là những loại thuốc tiêu diệt vi khuẩn. 

 

Sâu răng ở trẻ em 

 

sau-rang-tre-em

 

Trẻ em có nguy cơ sâu răng hơn người lớn rất nhiều bởi chế độ ăn uống và chưa ý thức được vấn đề vệ sinh răng miệng.

Vì vậy hãy đảm bảo con trẻ của bạn không ăn quá nhiều thức ăn hoặc đồ uống có nhiều đường. Hãy giúp trẻ đánh răng và vệ sinh răng miệng hàng ngày. 

 

Ngay cả khi răng sữa sắp thay hết, việc giữ cho chúng chắc khỏe vẫn là điều quan trọng. Răng sữa đóng vai trò như bộ phần giữ chỗ cho răng trưởng thành. Nếu răng sữa bị mất quá sớm do sâu, răng trưởng thành có thể không mọc đúng cách. 

 

Phòng ngừa sâu răng 

 

phong-ngua-sau-rang

 

Thường xuyên vệ sinh răng miệng là một phần quan trọng để ngăn ngừa sâu răng. Dưới đây là 1 vài cách để giảm tối thiểu sâu răng:

 

  • Nên gặp nha sĩ thường xuyên: Nha sĩ có thể giúp bạn xác định và điều trị sâu răng trước khi nó trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên đến nha khoa 2 lần/năm để làm sạch răng định kỳ. 

  • Đánh răng thường xuyên: Thông thường, nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày . Bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng kem đánh răng có chứa flo 

  • Hạn chế đồ ngọt: Cố gắng tránh tiêu thụ thực phẩn hoặc đồ uống có hàm lượng đường quá cao. Kẹo, Bánh ngọt, nước ngọt,... 

  • Hạn chế ăn vặt: Ăn vặt sẽ khiến trong miệng có nhiều đường hơn khiến vi khuẩn có thể chuyển hóa được nhiều axit hơn. 

  • Thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau những bữa ăn vặt giữa giờ. 

 

Mọi thắc mắc về các vấn đề răng miệng: chữa sâu răng, niềng răng, bọc răng sứ, trồng răng...vui lòng liên hệ hotline: 098.414.7000 để các chuyên gia nha khoa hàng đầu tư vấn và thăm khám hoàn toàn MIỄN PHÍ. 

 Đăng ký tư vấn