Trám răng cửa - Trường hợp nên thực hiện? Quy trình? Lưu ý gì?

Trường hợp nào nên trám răng cửa? Quy trình trám răng cửa bị mẻ chuẩn y khoa

Đừng để răng cửa bị mẻ, xỉn màu ảnh hưởng tới sự tự tin của bạn. Không chỉ vậy, tình trạng này cũng ảnh hưởng nhiều tới khả năng ăn nhai, gây ra các bệnh lý về răng miệng. Trám răng cửa là giải pháp hiệu quả khắc phục nhanh chóng khuyết điểm của răng cửa.

Trường hợp nào nên trám răng cửa? Quy trình trám răng cửa bị mẻ chuẩn y khoa

Trường hợp nào nên trám răng cửa? Quy trình trám răng cửa bị mẻ chuẩn y khoa

Trường hợp nào nên trám răng cửa?

Trám răng cửa là phương pháp sử dụng vật liệu nha khoa để trám lên phần răng khuyết thiếu. Phương pháp này khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng, đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
Bệnh nhân nếu gặp phải những trường hợp sau đây thì có thể thực hiện phương pháp trám răng cửa:

Trường hợp nào nên trám răng cửa?

Răng cửa thưa nhẹ

Răng cửa thưa nhẹ hoàn toàn có thể trám được. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm dễ dẫn đến tình trạng dắt thức ăn vào khe hở. Từ đó, gây ra biến chứng sâu răng, nụ cười mất đi tính thẩm mỹ.

Răng cửa sứt mẻ, gãy vỡ

Răng là bộ phận chắc khỏe của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn nhai thức ăn quá cứng, chấn thương do tai nạn,... răng cửa vẫn có thể bị gãy, vỡ hay nứt nhẹ.
Để khôi phục phần răng cửa bị khuyết thiếu, bác sĩ cần trám răng cửa lại.

Răng cửa bị mòn

Răng cửa bị mòn do các nguyên nhân sau:

  • Mắc phải bệnh lý về răng miệng: sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng,.. tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công men răng.
  • Sử dụng nhiều loại thực phẩm chứa axit gây khô miệng, men răng bị ăn mòn.
  • Thói quen nghiến răng.
  • Chải răng sai cách, tác động nhiều lực trong thời gian dài.

Phục hồi men răng không phải chuyện dễ dàng. Bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ điều trị bằng phương pháp trám răng cửa.

Răng cửa bị sâu

Răng cửa bị sâu

Dù nằm ở vị trí nào, răng sâu cũng cần được điều trị từ sớm. Nguyên nhân răng bị sâu do ăn nhiều thức ăn chứa đường và tinh bột, uống nước ngọt, vệ sinh răng miệng không đúng cách… khiến các mảng bám nằm ở kẽ răng lâu ngày, gây sâu răng.

Quy trình trám răng cửa an toàn, thẩm mỹ tại Việt Pháp

Dù là phương pháp phục hình đơn giản, trám răng cửa vẫn cần được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao với trang thiết bị đạt chuẩn y khoa, vô trùng, vô khuẩn.
Nha khoa Quốc tế Việt Pháp sở hữu đội ngũ bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hình răng, trang thiết bị nhập khẩu trực tiếp từ châu  u với phòng ốc chuẩn quy định của bộ Y Tế cấp phép.
Với các tình trạng răng cửa bị mẻ, bác sĩ tại Việt Pháp thực hiện theo quy trình chuẩn 5 bước bao gồm:

Thăm khám, tư vấn

Bác sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân, bao gồm cả răng, nướu và lưỡi. Sau khi đã xem xét vùng răng cửa cần điều trị, bệnh nhân được dẫn đi chụp ảnh X - quang nếu cần.
Dựa vào kết quả thăm khám và chụp phim, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị, giải thích chi tiết, tư vấn cho bệnh nhân về tình trạng răng cửa và giải pháp thực hiện.

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng

Bệnh nhân được vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng y khoa chứa flour. Sau đó, bác sĩ tiến hành sát trùng khu vực răng cửa để tránh tình trạng nhiễm trùng hay lâu lan chéo bệnh lý.

Gây tê, tạo hình xoang trám

Bất kỳ tác động nào lên răng đều khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau nhức. Do đó, bác sĩ thường gây tê trước khi thực hiện trám răng cửa bị mẻ.

Trám răng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ bôi dung dịch acid xoi mòn răng (hay Etching) lên vị trí răng cửa cần phục hình. Sau đó, bác sĩ phủ một lớp keo tạo độ dính (hay Bonding) lên răng và thực hiện thao tác chiếu đèn Halogen cho lớp keo khô lại thông qua phản ứng quang trùng hợp. Nhờ đó mà liên kết giữa răng và vật liệu trám được bền chắc hơn.
Bước tiếp theo, bác sĩ sử dụng thiết bị, dụng cụ chuyên dụng để trám vật liệu lên vị trí răng cửa cần phục hình, căn chỉnh sao cho phù hợp với dáng răng của bệnh nhân.
Đèn Halogen được sử dụng để vật liệu trám đông cứng lại, tạo thành một khối đồng nhất với răng gốc.

Đánh bóng bề mặt răng

Bác sĩ tiến hành làm nhẵn và đánh bóng bề mặt trám để răng được trơn, láng và chuẩn tính thẩm mỹ hơn.

Trám răng cửa bị mẻ có đau không?

Trám răng cửa bị mẻ có đau không?

Do trong suốt quá trình trám răng cửa bị mẻ, bệnh nhân được tiêm thuốc tê ở vùng răng cửa nên các bước diễn ra rất thoải mái, không gây ê buốt.

Trám răng cửa liệu có bền không?

Câu hỏi đặt ra là: Trám răng cửa có bền không? Điều này phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:

  • Vật liệu trám
  • Trang thiết bị chuyên dụng
  • Tay nghề y bác sĩ
  • Quá trình chăm sóc răng miệng sau khi trám.

Những lưu ý khi trám răng cửa bị mẻ

Vấn đề răng miệng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Do đó, bạn không nên quá chủ quan trong việc điều trị trám răng cửa bị mẻ. 
Bác sĩ tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp đưa ra lời khuyên đối với những bệnh nhân đang muốn trám răng cửa bị mẻ như sau:

  • Hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, tay nghề bác sĩ cao, trang thiết bị máy móc hiện đại, phòng khám đạt tiêu chuẩn vô trùng, vô khuẩn. Như thế, việc trám răng mới đạt hiệu quả cao nhất.
  • Lựa chọn vật liệu trám chất lượng tốt để tăng độ bền và thẩm mỹ cho răng.
  • Sau khi trám răng cửa bị mẻ, bệnh nhân cần theo dõi kết quả và tái khám định kỳ để bác sĩ xem tình trạng trám răng.
  • Vệ sinh răng miệng và ăn uống khoa học.
  • Tránh sử dụng răng cửa để nhai các vật quá cứng, dai làm bong vết trám.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thể nắm rõ về phương pháp trám răng cửa hiện nay tại nha khoa. Hãy lựa chọn cơ sở uy tín để sức khỏe răng miệng được an toàn và đạt kết quả tốt nhất nhé.
 

 Đăng ký tư vấn