Giải đáp thắc mắc: Lấy cao răng có đau không?

Giải đáp thắc mắc: Lấy cao răng có đau không?

Loại bỏ mảng bám ố vàng, vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn các bệnh nghiêm trọng về răng miệng là những lợi ích quý giá khi lấy cao răng. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa dám đến nha khoa vì sợ rằng lấy cao răng có thể rất đau và để lại biến chứng nặng nề. Các bác sĩ tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp sẽ giải đáp cho bạn: Lấy cao răng có đau không? Có để lại biến chứng nghiêm trọng không?

Lấy cao răng có đau không?

Giải đáp thắc mắc: Lấy cao răng có đau không?

Tìm hiểu chi tiết về cao răng (vôi răng)

Cao răng là gì?

Vôi răng (cao răng) trong khoang miệng là các mảng bám, mảnh vụn thực phẩm đọng lại ở thân răng, nướu răng. Các mảng bám này được hình thành từ vi khuẩn, muối canxi carbonat và calcium phosphate.

>>> Xem thêm: Lấy cao răng có làm trắng răng không?

Tác hại của cao răng đối với răng miệng

Nhiều người nghĩ rằng không nhất thiết phải lấy cao răng vì nó chỉ đơn giản là mảng bám trên răng. Nhưng họ lại không biết rằng, từ những mảng bám này có thể sinh ra những biến chứng nguy hiểm cho răng miệng:

  • Gây ra hơi thở nặng mùi, khó chịu.
  • Các mảng bám dễ dàng phá hủy men răng, thúc đẩy tình trạng sâu răng nghiêm trọng.
  • Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lên men carbohydrate sinh ra acid gây sâu răng.
  • Nguồn gốc của các căn bệnh như viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng, viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng…
  • Gây ra chảy máu chân răng, ê buốt trong quá trình ăn uống.
  • Lộ chân răng do tụt nướu.

Do đó, việc lấy cao răng định kỳ 3 -6 tháng/lần là vô cùng cần thiết.

Lấy cao răng có đau không? Có ê buốt không?

Lấy cao răng có đau không? Có ê buốt không?

Lấy cao răng có đau không, có ê buốt không phụ thuộc vào những yếu tố sau:

Tình trạng răng miệng

Trong trường hợp khách hàng đang mắc phải các bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, sưng lợi, quá trình lấy cao răng có thể hơi ê buốt so với khách hàng có sức khỏe răng miệng bình thường.

>>> Xem thêm: Lấy cao răng hết bao nhiêu tiền?

Tình trạng cao răng trong khoang miệng

Cao răng bám phần lớn ở thân răng. Ta có thể nhìn thấy các mảng bám vàng ố bằng mắt thường khi soi gương. Với trường hợp lớp cao răng mỏng, tích tụ ít, quá trình vệ sinh răng miệng chỉ kéo dài trong khoảng 15 - 30 phút. 
Đối với những khách hàng có mảng bám dày đặc, cứng đầu, lấy cao răng có thể gây ê buốt nhưng cảm giác này sẽ mất đi nhanh chóng sau vài ngày, không hề ảnh hưởng tới quá trình ăn uống sau này.

Kỹ thuật lấy cao răng tại nha khoa

Lấy cao răng có đau không còn phụ thuộc phần lớn vào kỹ thuật được sử dụng tại cơ sở nha khoa đó. Trước đây, các nha khoa truyền thống thường lấy cao răng bằng tay hoặc máy thổi cát. Phương pháp này không thể loại bỏ hết được các mảng bám, dễ gây thương tổn phần nướu.
Hiện nay, với trình độ phát triển của kỹ thuật y học, Nha khoa Quốc tế Việt Pháp áp dụng công nghệ lấy cao răng bằng sóng siêu âm đa tầng. Kỹ thuật này loại bỏ hoàn toàn những nhược điểm của phương pháp truyền thống, giảm tối đa cảm giác ê buốt, an toàn với răng và nướu.

Dụng cụ lấy cao răng

Dụng cụ lấy cao răng

Máy siêu âm đa tầng có cấu tạo gồm 2 đầu: Một đầu là tay cầm, một đầu có hình dáng như que tăm, sắc bén, có thể di chuyển linh hoạt vào các kẽ răng. Máy hoạt động với tần suất trong khoảng 28 - 30 kHz, đủ mạnh để khiến các mảng bám vỡ ra mà không hề gây tổn hại tới nướu và khu vực xung quanh.

>>> Xem thêm: Khám phá cách lấy cao răng chuẩn Pháp

Tay nghề của bác sĩ thực hiện

Việc lấy cao răng sẽ vô cùng nhẹ nhàng, không biến chứng nếu như được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề kỹ thuật cao. Bạn sẽ không hề cảm thấy đau nhức, ê buốt gì.
Tuy chỉ là kỹ thuật vệ sinh răng miệng tổng quan, nhưng nó lại đòi hỏi bác sĩ phải thật tỉ mỉ, nhẹ nhàng trong từng thao tác.

Các lưu ý sau khi lấy cao răng nên nắm rõ

Các lưu ý sau khi lấy cao răng nên nắm rõ

Lấy cao răng có đau không phụ thuộc một phần vào quá trình chăm sóc răng miệng sau khi làm. Các chuyên gia tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp khuyến cáo khách hàng như sau:

  • Không nên các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì nhiệt độ có thể gây tổn hại cho men răng, mang lại cảm giác ê buốt.
  • Không hút thuốc, sử dụng rượu bia hay các loại thực phẩm sẫm màu như trà, cà phê, nước ngọt, nước tương, socola,...
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ, trái cây chứa vitamin và khoáng chất.
  • Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày. Sử dụng bàn chải lông mềm với lực vừa phải theo chiều dọc hoặc xoay tròn.
  • Sử dụng nước muối sinh lý, chỉ nha khoa.
  • Khám răng định kỳ.

Lời kết

Vậy là các bạn có thể nắm được: Lấy cao răng có đau không dựa vào những yếu tố nào rồi nhỉ. Việc vệ sinh răng miệng vô cùng quan trọng. Do đó, hãy đi lấy cao răng tại các cơ sở nha khoa uy tín định kỳ nhé.

 Đăng ký tư vấn