Giải đáp nghi vấn: Lấy cao răng có hại không?

Giải đáp nghi vấn: Lấy cao răng có hại không?

Lấy cao răng là phương pháp được rất nhiều khách hàng tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp sử dụng trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, một số người vẫn đắn đo về kỹ thuật này và đặt ra nhiều câu hỏi: Lấy cao răng là gì? Liệu lấy cao răng có hại không? Lấy bao nhiêu lần là đủ? Đừng lo lắng. Hãy để các chuyên gia tại Việt Pháp giải đáp thắc mắc cho bạn nhé.

Lấy cao răng có hại không?

Giải đáp nghi vấn: Lấy cao răng có hại không?

Giải đáp thắc mắc: Lấy cao răng có hại không?

Lấy cao răng có hại không? Để tìm được câu trả lời cho thắc mắc này, chúng ta cần phải hiểu kỹ về phương pháp lấy cao răng trước.

Cao răng là gì?

Cao răng (hay vôi răng) là tổng hợp những mảng bám, mảnh vụn thực phẩm còn đọng lại đã bị vôi hóa do vi khuẩn, muối canxi carbonat và calcium phosphate trong nước bọt.
Các loại mảng bám, cặn vụn từ thức ăn thường đọng lại thành một lớp dày ở thân răng, nướu răng, có màu trắng đục hoặc vàng nâu gây mất thẩm mỹ, gây nhiều tổn hại đến vùng răng miệng.

>>> Xem thêm: Lấy cao răng có làm trắng răng?

Vậy lấy cao răng có hại không?

Vậy lấy cao răng có hại không?

Theo các bác sĩ đầu ngành tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp, phương pháp lấy cao răng không gây ảnh hưởng tới các mô mềm hay làm tổn thương đến phần men răng.
Mặc dù vậy, nếu áp dụng sai kỹ thuật lấy cao răng, răng và nướu vẫn có thể bị tổn thương.
Lấy cao răng chỉ là kỹ thuật dùng dụng cụ nha khoa để cạo lớp vôi cứng đang bám dính trên răng. Vì vậy, nó không hề tác động hay xâm lấn tới phần men răng tự nhiên, không gây hại cho răng.
Lấy cao răng cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại, vô trùng để không gây ra tình trạng phụ.

Những tác hại khi lấy cao răng sai kỹ thuật

Lấy cao răng là kỹ thuật đòi hỏi bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề cao để tỷ lệ xảy ra tác dụng phụ là ít nhất.
Lấy cao răng sai kỹ thuật rất dễ gây ra các tổn thương và hậu quả không đáng có.

Gây tổn thương mô mềm

Do cao răng ứ đọng nhiều ở khu vực sát đường viền nướu, nên nếu di chuyển dụng cụ không cẩn thận rất dễ để vùng nướu bị tổn thương.
Lúc này, răng dẫn tới tình trạng chảy máu và đau nhức. Tình trạng này chỉ kéo dài trong vài ngay nhưng cũng đem lại sự bất tiện và khó chịu cho khách hàng.

>>> Xem thêm: Khám phá tác hại của cao răng

Bào mòn men răng

Bào mòn men răng

Lớp cao răng bám rất sát vào lớp men răng. Trong trường hợp bác sĩ không đủ tay nghề để di chuyển máy cao răng với mức độ vừa phải, phần men răng có thể bị ảnh hưởng.
Trường hợp men răng bị tác động khi lấy cao răng rất ít. Do tần số rung của máy lấy cao răng không đủ mạnh để bào mòn men răng. Chỉ khi tay nghề của bác sĩ quá kém mới dẫn đến tình trạng này.
Bác sĩ khuyến cáo nên lấy cao răng 6 tháng/lần vì tần suất lấy cao răng liên tục cũng gây ra tình trạng bào mòn men răng.

Gây nhiễm trùng nướu

Các dụng cụ và phòng khám trước khi lấy cao răng cần được sát trùng và đảm bảo vệ sinh theo quy định. Kỹ thuật lấy cao răng tác động vào khu vực rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng nếu làm sai phương pháp. Thậm chí, còn có thể gây ra các bệnh lây nhiễm từ khách hàng trước.
Cách tốt nhất là bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín, có công nghệ, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn vệ sinh để thực hiện lấy cao răng.

Các tác hại nghiêm trọng khi KHÔNG lấy cao răng

Lấy cao răng là kỹ thuật đơn giản, mang lại nhiều lợi ích cho răng miệng mà bạn không thể ngờ tới.

Ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Lớp cao răng rất cứng, dễ bị nhiễm màu thực phẩm hoặc có màu ố vàng. Vì vậy, khu vực bị ứ đọng cao răng gây mất thẩm mỹ cho nụ cười, cản trở khả năng giao tiếp của bạn.
Ngay cả khi răng trắng hay không bị ố vàng, lớp cao răng vẫn tạo màu qua lớp vỏ ngoài, dẫn đến tình trạng hàm răng kém tươi tắn.

Gây viêm nướu, viêm nha chu

Gây viêm nướu, viêm nha chu

Cao răng tích tụ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Trường hợp để quá lâu, các loại vi khuẩn gây hại này sẽ gây kích ứng cho nướu và xảy ra tình trạng viêm nướu. 
Nếu không điều trị sớm, có thể dẫn tới các bệnh viêm nha chu, mất răng…

>>> Xem thêm: Lấy cao răng hết bao nhiêu tiền?

Tình trạng hôi miệng

Vi khuẩn phát triển trong khoang miệng sinh ra mùi hôi rất khó chịu. Dù bạn có ăn kẹo cao su hay sử dụng các loại nước súc miệng hương thơm cũng không thể nào giải quyết triệt để được. Lượng cao răng càng dày đặc thì vi khuẩn càng nhiều, mùi hôi từ miệng càng rõ rệt và nặng hơn.

Gây cảm giác vướng víu, khó chịu

Cảm giác vướng víu, khó chịu thể hiện rõ nhất ở những người đã từng lấy cao răng. Sau 1 năm không lấy cao răng, họ sẽ cảm thấy rất khó chịu ở phần chân răng. Đẩy lưỡi lướt qua chân răng có cảm giác như thứ gì đó mắc kẹt ở giữa kẽ răng.

Giải quyết biến chứng sau khi lấy cao răng

Những biến chứng xảy ra sau khi lấy cao răng như chảy máu chân răng, chảy máu nướu là điều bình thường. Bạn không cần phải lo lắng. Các biến chứng này không tới mức quá nguy hiểm, quá gấp gáp để điều trị.
Các bác sĩ tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp có thể đưa ra một vài giải pháp khắc phục kịp thời nếu như có biến chứng:

  • Chảy máu chân răng, đau nhức: Sử dụng nước muối để súc miệng hoặc chườm đá.
  • Bào mòn men răng: Đi đến cơ sở nha khoa gần nhất để bổ sung Florua.
  • Hiện tượng nhiễm trùng: Nhờ bác sĩ xử lý ổ viêm nhiễm và sử dụng thuốc kháng sinh.

Các cách phòng tránh khi lấy cao răng sai kỹ thuật

Các cách phòng tránh khi lấy cao răng sai kỹ thuật

Các tổn thương xảy ra hầu hết là do tay nghề bác sĩ kém chất lượng. Do đó, để không xảy ra các hậu quả không mong muốn, bạn hãy chọn nha khoa có đội ngũ tay nghề bác sĩ cao, có nhiều năm kinh nghiệm.
Nha khoa Quốc tế Việt Pháp tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ lấy cao răng an toàn, không gây biến chứng số 1 tại Việt Nam:

  • Đội ngũ bác sĩ với hơn 15 năm kinh nghiệm, thực hiện lấy cao răng cho hàng chục nghìn khách hàng mỗi năm.
  • Trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế
  • Phòng khám vô trùng, vô khuẩn.

Lời kết

Như vậy, bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc: Lấy cao răng có hại không rồi nhỉ. Đây là phương pháp rất an toàn. Chỉ cần bạn đến cơ sở nha khoa uy tín và hiện đại.

 Đăng ký tư vấn