Răng bị móm có niềng được không? Những lưu ý cơ bản khi niềng răng móm

Răng bị móm có niềng được không? Những lưu ý cơ bản khi niềng răng móm

Răng móm là khuyết điểm về răng, khiến cho hàm răng và khuôn mặt mất thẩm mỹ. Thông thường, để điều trị các khuyết điểm về răng người ta thường nghĩ đến phương pháp niềng răng. Liệu bị móm có niềng răng được không?

Răng bị móm có niềng được không? Những lưu ý cơ bản khi niềng răng móm

I. Răng móm là gì? 

Móm là một dạng sai lệch khớp cắn do khớp cắn bị ngược. Với trường hợp răng phát triển bình thường thì khi khép miệng lại cung răng hàm trên sẽ phủ lên cung răng hàm dưới còn với trường hợp răng bị móm thì hàm lại phát triển ngược lại. 

Biểu hiện của răng móm là vòm hàm dưới phủ ngoài còm hàm trên, khi khép miệng lại thì hàm trên sẽ nằm trong hàm trên. Răng bị móm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ăn nhai mà còn có thể gây ra các bệnh lý về răng miệng, về lâu dài có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa.

 

 

Có 3 trường hợp răng bị móm:

– Móm do răng: Trường hợp này xương hàm phát triển bình thường nhưng răng hàm trên lại phát triển không bình thường, răng quặp vào trong hoặc hàm dưới lại mọc chìa ra ngoài.

– Móm do xương hàm: Trường hợp này thì các răng mọc đúng thế, vị trí nhưng xương hàm dưới phát triển quá mức hoặc hàm trên quá ngắn bị thụt vào trong.

– Móm do răng và xương hàm: Trường hợp này bệnh nhân gặp vấn đề cả về răng và xương hàm. 

II. Nguyên nhân khiến răng bị móm

Răng bị móm có thể do 2 nguyên nhân: nguyên nhân nguyên phát (di truyền) và nguyên nhân thứ phát. 

– Nguyên nhân di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị móm thì khả năng con cái bị móm răng rất cao. 

– Nguyên nhân thứ phát: Ngoài nguyên nhân di truyền thì khả năng bị móm có thể do một số nguyên nhân thứ phát sau:

  • Do răng: Trường hợp hàm trên bị thiếu răng cửa sẽ làm giảm chiều dài cung răng trên gây móm.
  • Do tâm lý: Nhiều người có thói quen đưa hàm dưới ra trước, đưa hàm trên vào trong điều này vô tình khiến bạn bị móm răng.
  • Do nội tiết: Do rối loạn chức năng tuyến yên, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm dưới điều này có thể gây ra tình trạng bị móm.
  • Do khớp: Lỏng lẻo dây chằng khớp thái dương hàm khiến hàm dưới dễ trượt ra trước.
  • Do cơ: Do hoạt động của lưỡi quá mức đẩy hàm dưới ra trước, mất thăng bằng giữa cơ môi má và lưỡi.

 

III. Răng bị móm có niềng được không? 

Để biết bị móm có niềng răng được không thì cần phải tùy thuộc vào nguyên nhân, với mỗi trường hợp thì sẽ có phương pháp khắc phục khác nhau:

– Trường hợp móm do xương hàm: Với trường hợp bị móm do hàm thì phương pháp mang lại hiệu quả nhất đó là phẫu thuật hàm. Với phương pháp này thì bác sĩ sẽ can thiệp vào xương hàm, cắt bớt xương hàm dưới và đẩy về vị trí sao cho đạt tỷ lệ chuẩn nhất giữa 2 khớp cắn, giúp khuôn mặt cân đối và hài hòa. 

 

 

– Trường hợp móm do răng: Với trường hợp này thì sẽ dễ nắn chỉnh hơn và phương pháp an toàn, đem lại hiệu quả tối ưu nhất đó là niềng răng. 

Điều trị răng bị móm nhẹ bằng phương pháp niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hàng gắn các khí cụ và mắc cài lên răng. Phương pháp này hoạt động dựa vào lực kéo của dây cung và các khí cụ nha khoa tác động lên răng dịch chuyển răng về vị trí mong muốn trên cung hàm giúp răng đều đẹp và chuẩn khớp cắn. 

– Trường hợp móm do răng và xương hàm: Với trường hợp này thì phải kết hợp cả 2 phương pháp phẫu thuật hàm và niềng răng. Bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm móm trước, sau khi hồi phục thì sẽ tiến hành niềng răng. 

Niềng răng móm chỉ là kỹ thuật tạo lực kéo làm răng di chuyển. Lực kéo này rất nhỏ nên không đủ làm bạn bị đau mà chỉ cảm thấy răng nhạy cảm hơn đôi chút. Trừ khi bạn bị va chạm hoặc làm bung bật mắc cài dây cung thì mới bị đau. Nhưng tình trạng này sẽ được bác sĩ khắc phục triệt để nên bạn có thể yên tâm.

Niềng răng thông thường sẽ cần tới khoảng 15 – 24 tháng để hoàn tất tùy và mức độ móm cụ thể như thế nào. Nếu bạn chỉ bị móm nhẹ thì thời gian điều trị sẽ được rút ngắn tương ứng. Nhưng việc rút ngắn thời gian điều trị này không phải do bạn hay bác sĩ muốn mà do chính tiến độ di chuyển và sắp xếp răng của bạn quyết định. Móm nhẹ thì răng sẽ sớm đạt được tỷ lệ thẩm mỹ hơn.

IV. Niềng răng điều trị móm hiệu quả tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp

Để khắc phục tình trạng răng móm hiệu quả thì bạn nên lựa chọn thực hiện tại địa chỉ nha khoa uy tín. Hiện nay, Nha khoa Việt Pháp là địa chỉ niềng răng tin cậy được nhiều người tin tưởng, đã thực hiện chỉnh nha thành công cho rất nhiều khách hàng.

 

 

Niềng răng tại Nha khoa Việt Pháp, khách hàng sẽ được điều trị bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, có chuyên môn sâu trong lĩnh vực chỉnh nha. Các bác sĩ tại Nha khoa Việt Pháp đều tốt nghiệp chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt trường Đại học Y Hà Nội có nhiều kinh nghiệm và thực hiện thành công nhiều ca chỉnh nha.

 

 

Ngoài đội ngũ bác sĩ tay nghề cao thì máy móc và trang thiết bị tại Nha khoa Việt Pháp cũng được trang bị đầy đủ, hiện đại hỗ trợ tối đa quá trình điều trị.

Sau khi thực hiện niềng răng tại Nha khoa Việt Pháp, bạn sẽ được bảo hành và hẹn lịch tái khám để đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất theo kế hoạch điều trị.

V. Những lưu ý cơ bản khi niềng răng móm

  • Trong khi đeo niềng răng, nếu mắc cài bị bung hay tuột thì không nên tự tháo gỡ, mà lấy bông hoặc sáp nha khoa đặt vào, ngăn ngừa tổn thương vùng miệng. Sau đó đến ngay nha khoa để Bác sĩ chỉnh sửa và kéo lực lại cho cân đối.
  • Sau khi niềng răng hai tuần mà bạn vẫn cảm thấy đau và ê buốt thì nên đến nha khoa để được Bác sĩ kiểm tra lại.
  • Bạn nên loại bỏ các thói quen xấu, ảnh hưởng đến răng miệng như đẩy lưỡi, dùng răng để cắn vật cứng hay thường xuyên ăn thức ăn dai, cứng…
  • Với những thông tin cần chú ý trước và sau niềng răng mà chúng tôi cung cấp, hy vọng bạn đã biết được cách để chăm sóc răng miệng, đảm bảo quá trình chỉnh nha hiệu quả và nhanh chóng.
  • Khi niềng răng, bạn nên sử dụng các thức ăn mềm như cháo, súp, sữa, đồ luộc, hầm… vì lúc này răng còn đau nhức. Khoảng 2 tuần sau khi đeo niềng, bạn có thể ăn uống thoải mái hơn, nhưng để tránh bung sút mắc cài thì nên hạn chế ăn đồ ăn dai, cứng.

Răng móm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Vì thế, điều trị móm là việc làm cần thiết nên thực hiện càng sớm càng tốt.

Mọi thắc mắc về tình trạng răng bị móm cũng như các thông tin liên quan đến phương pháp niềng răng hãy liên hệ tới hotline 098.414.7000  để được hỗ trợ và giải đáp nhé!

 Đăng ký tư vấn