Niềng răng - Chỉnh nha xong có phải đeo hàm duy trì không?

Niềng răng - Chỉnh nha xong có phải đeo hàm duy trì không?

Có một điểm đáng chú ý là sau khi kết thúc giai đoạn điều trị chỉnh nha với mắc cài, hàm duy trì luôn được các nha sỹ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng. Vậy tại sao phải đeo hàm duy trì sau khi chỉnh nha, tác dụng của nó là gì và thời gian đeo hàm định hình kéo dài bao lâu?

Niềng răng - Chỉnh nha xong có phải đeo hàm duy trì không?

Hàm duy trì là gì?

Chỉnh nha là phương pháp sử dụng rất nhiều loại khí cụ như mắc cài, dây cung, dây thun… nhằm tạo ra lực  kéo răng về vị trí thích hợp, cải thiện thẩm mỹ nụ cười. Thời gian niềng răng để có hàm răng đều đẹp như bạn mong muốn là khoảng 1 – 3 năm, tùy vào trường hợp và các yếu tố chi phối.

Tuy nhiên, dù là trường hợp nào thì sau khi tháo bỏ khí cụ chỉnh nha xong, bạn đều bắt buộc phải đeo khí cụ hỗ trợ để ổn định và duy trì kết quả sau khi nắn chỉnh. Lúc này hàm răng đã có sự đều đặn và đạt tỷ lệ tương quan khớp cắn chuẩn, nhưng chưa chắc khỏe và ổn định. Loại khí cụ để ổn định răng sau niềng răng được gọi là hàm duy trì.

Hàm duy trì là khí cụ hỗ trợ cho người niềng răng sau khi đã tháo mắc cài và dây cung. Nó có tác dụng giúp cho răng ổn định nhanh chóng hơn, đảm bảo kết quả niềng răng.

 

 

Dụng cụ này được các bác sĩ chỉ định sử dụng sau khi ca chỉnh nha hoàn tất và sẽ đeo lên răng của người chỉnh nha sau khi tháo mắc cài niềng răng. Hàm duy trì thường có 2 dạng: cố định và tháo lắp. Khí cụ này có nhiều loại khác nhau tùy vào sự lựa chọn của bạn như khay nhựa, hoặc làm bằng móc kim loại, cũng có thể là khung cố định.

Nhiều người vì quá nóng vội muốn “khoe” ngay hàm răng mới đã chủ quan bỏ qua bước đeo hàm duy trì sau khi tháo mắc cài thường đã dẫn đến tình trạng răng bị xô lệch hay tái phát về vị trí ban đầu.

 

Tại sao phải đeo hàm suy trì sau khi chỉnh nha? 

Thời điểm sau khi niềng, thông thường răng sẽ gặp áp lực mô mềm trong quá trình niềng răng đồng thời xương và răng cũng chưa kịp thích nghi với sự thay đổi.

Bởi hàm răng đã phải trải qua một đợt chịu lực xiết, cả răng và xương hàm đều còn nhiều nhạy cảm, yếu hơn bình thường và răng vẫn còn chưa ổn định trong xương ổ răng. Thêm vào đó, bệnh nhân còn phải ăn uống, các răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều. Do đó, răng dễ có xu hướng về lại vị trí ban đầu. 

 

 

Hàm duy trì giúp giữ răng ở vị trí mới một cách ổn định, tạo xương mới trong sự hài hòa với răng ở vị trí mới. Quá trình này có thể mất từ 9 đến 12 tháng. Đó cũng là lí do vì sao bác sĩ thường khuyên bạn nên đeo hàm duy trì liên tục trong 12 tháng đầu sau khi tháo mắc cài.

Đeo hàm duy trì sau niềng răng thường có 2 loại đó là cố định và tháo lắp. Khí cụ này có nhiều loại khác nhau, tùy vào lựa chọn của người bệnh mà bác sĩ tiến hành theo nhu cầu
 

Thời gian đeo hàm duy trì là bao lâu?

Dù bạn có niềng răng bằng mắc cài kim loại, mắc cài sứ hay bằng khay Invisalign, bạn sẽ cần phải đeo hàm duy trì sau khi kết thúc giai đoạn điều trị với các khí cụ trên. Khoảng thời gian  từ 3 đến 6 tháng đầu tiên, bạn có thể được yêu cầu phải đeo hàm duy trì từ 12 đến 20 giờ mỗi ngày. Khuyến nghị này được dựa có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố như mức độ lệch lạc của tình trạng răng ban đầu, tuổi của bạn ( thời gian mang hàm duy trì ở người lớn sẽ lâu hơn trẻ em) và có thể sử dụng hàm duy trì để hoàn tất một vài vị trí răng chưa thật sự thẳng hàng.

– Có thể chuyển sang chỉ đeo hàm duy trì vào ban đêm cho 6 tháng tiếp theo hoặc cho đến khi 12 tháng.

– Sau 12 tháng đeo hàm duy trì liên tục, bác sĩ sẽ thường khuyên bạn nên đeo hàm duy trì của bạn 3-4 ngày trong tuần, chủ yếu vào ban đêm khi ngủ.

Tại Elite Dental, sau khi bạn tháo mắc cài, bạn vẫn sẽ đến gặp Bác sĩ để được theo dõi và tái khám định kì. Thời gian đeo hàm duy trì chính  là giai đoạn chúng tôi “bảo hành” kết quả điều trị cho khách hàng, đảm bảo các răng ở vị trí ổn định và không tái phát.

 Đăng ký tư vấn