Quy trình niềng răng đúng chuẩn tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp

Quy trình niềng răng đúng chuẩn tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp

Niềng răng là giải pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục các tình trạng răng khấp khểnh, hô móm... Nếu như bạn đang tìm hiểu về phương pháp này thì chắc hẳn rất tò mò quy trình niềng răng diễn ra như thế nào. Bài viết sau đây của Nha khoa Quốc tế Việt Pháp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình niềng răng chuẩn nhất.

 

Quy trình niềng răng đúng chuẩn tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp

I. Niềng răng là gì? 

Niềng răng (chỉnh nha) là giải pháp nắn chỉnh, đưa các răng mọc lôn xộn về đúng vị trí. Niềng răng không chỉ giúp khuôn mặt trở nên cân xứng, hài hòa hơn mà còn cải thiện khả năng ăn nhai trở nên dễ dàng. 

Hiện nay, có 3 phương pháp niềng răng chính là: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng khay trong. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm nhất định, vì vậy bạn cần cân nhắc giữa việc lựa chọn loại niềng răng phù hợp. 

 

>>> Xem chi tiết: 

 

 

Niềng răng là cả một quá trình dài với nhiều giai đoạn và kỹ thuật phức tạp. Chính vì vậy, trước khi quyết định niềng răng, bạn cần tìm hiểu kỹ quy trình và các giai đoạn răng dịch chuyển để chuẩn bị sẵn tâm lỹ. 

 

II. Quy trình niềng răng đúng chuẩn tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp

Quy trình niềng răng thông thường sẽ được thực hiện theo 6 bước, tương ứng với từng giai đoạn như sau: 

 

Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang

Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát răng của bệnh nhân, đồng thời chụp X-quang để xác định cụ thể tình trạng răng. Dựa vào phim chụp X-quang, bác sĩ sẽ phân tích và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Bệnh nhân cũng sẽ được tư vấn lựa chọn loại mắc cài phù hợp trong bước này. 

 

 

Bước 2: Đặt chun tách kẽ, nhổ răng (nếu cần thiết)

Thông thường, trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ đặt chun tách kẽ trước vào vị trí các răng hàm. Điều này giúp các răng cối lớn tách khỏi nhau, răng dễ dịch chuyển hơn. Quá trình đặt chun tách kẽ có thể gây ê nhức, khó chịu một chút, tuy nhiên tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau 2 ngày. 

 

 

Đối với các trường hợp khuôn hàm nhỏ nhưng răng bị hô móm, việc nhổ răng rất cần thiết để tạo khoảng trống kéo chỉnh răng về vị trí mong muốn. Tuy nhiên, không phải ai niềng răng cũng phải nhổ răng. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, trong 3 tháng đầu đeo niềng, bác sĩ sẽ tính toán xem có cần thiết nhổ răng không.

 

Bước 3: Gắn mắc cài

Ở giai đoạn gắn mắc cài, bác sĩ sẽ thực hiện theo quy trình như sau: 

 

 

  • Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, loại bỏ cao răng
  • Bôi acid lên răng để tạo bề mặt bám dính cho mắc cài 
  • Rửa sạch acid, làm khô răng
  • Bôi keo gắn mắc cài chuyên dụng lên thân răng
  • Bôi xi măng nha khoa lên mặt sau của mắc cài
  • Gắn mắc cài lên từng răng, loại bỏ lượng xi măng thừa
  • Chiếu đèn quang làm đông cứng chất kết dính, tăng liên kết chắc chắn 

Khi mắc cài đã bám chặt vào răng và ổn định, bác sĩ sẽ luồn dây cung qua rãnh các mắc cài và dùng thun cố định mắc cài và dây cung. Toàn bộ quá trình gắn mắc cài sẽ cần khoảng 1 tiếng để hoàn tất. 

Quá trình gắn mắc cài không hề đau đớn hay khó chịu. Tuy nhiên, khi răng đã bắt đầu có sự dịch chuyển, bạn có thể sẽ cảm thấy ê răng. Mắc cài thường xuyên cọ vào miệng cũng có thể khiến bạn cảm thấy khó chiu. Với tình trạng này, bạn không cần lo lắng vì đã có sự hỗ trợ của sáp nha khoa. Sau 1 tuần quen dần với bộ mắc cài, bạn cũng sẽ không cần phải dùng đến sáp nha khoa nữa. 

 

>>> Tham khảo: Chi phí niềng răng mới nhất 2021

 

Bước 4: Tái khám, siết răng và gắn minivis nếu cần thiết

Sau khi gắn mắc cài, bệnh nhân sẽ được hẹn lịch tái khám để siết răng 1 tháng/ lần. Trong quá trình tái khám, bác sĩ sẽ đánh giá, đo lường tiến trình dịch chuyển của răng.

Đây cũng chính là lúc bạn cảm nhận được răng bắt đầu có sự dịch chuyển tích cực qua mỗi lần hẹn. Răng bắt đầu được dàn đều, xếp ngay ngắn, khung xương hàm được mở rộng và khớp cắn cân đối hơn. 

 

 

Ngoài ra, nếu như trong quá trình siết răng, bác sĩ nhận thấy răng của bạn quá khấp khểnh hoặc cần phải nhổ răng thì sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của minivis. 

Minivis là khí cụ chỉnh nha có cấu tạo theo hình xoắn ốc, được làm bằng vật liệu titanium. Minivis được gắn vào xương hàm, có tác dụng như một điểm neo giữ cố định để kéo răng, làm khít khoảng trống nhanh chóng. 

 

 

Với sự hỗ trợ của minivis, giai đoạn định hình răng sẽ được thúc đẩy nhanh chóng, giảm xuống chỉ còn 1 - 2 năm. Quá trình gắn minivis diễn ra rất nhanh chóng, chỉ trong khoảng 10 phút.

Sau khi gắn xong, bạn sẽ cảm thấy hơi ê nhẹ, tuy nhiên tình trạng này sẽ biến mất sau vài ngày. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau để làm giảm cảm giác khó chịu. 

 

Bước 5: Tháo mắc cài

Sau khi trải qua giai đoạn tái khám theo chu kỳ, bác sĩ sẽ đánh giá kết quả răng đã đạt chuẩn khớp cắn, thẳng hàng chưa. Nếu răng đã hoàn toàn ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định tháo mắc cài. 

Niềng răng trong một khoảng thời gian dài có thể khiến bạn khó vệ sinh sạch sẽ, vì vậy răng có thể bị ngả màu và tích cụ mảng bám. Bác sĩ sẽ làm sạch răng, kết hợp đánh bóng răng và tẩy trắng răng tùy thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân. 

 

Bước 6: Đeo hàm duy trì sau điều trị 

Sau khi tháo mắc cài, răng của bệnh nhân vẫn chưa hoàn toàn ổn định, vì vậy răng vẫn có khả năng chạy lại về vị trí cũ. Vì vậy, việc đeo hàm duy trì sau niềng răng là rất cần thiết để đảm bảo độ ổn định của răng. 

 

 

Bệnh nhân sẽ cần phải đeo hàm duy trì 24/24 trong 6 tháng đầu tiên sau tháo niềng. Sau giai đoạn đó, bệnh nhân chỉ cần đeo hàm duy trì vào buổi tối khi đi ngủ. 

Hiện nay, có 2 loại hàm duy trì phổ biến đó là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Tùy thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định loại hàm duy trì thích hợp. 

III. Quá trình niềng răng cần lưu ý những gì? 

Trong quá trình niềng răng, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo kết quả tốt nhất: 

  • Chải răng đúng cách sau khi ăn và trước khi đi ngủ để làm sạch răng, ngăn ngừa hình thành mảng bám. 
  • Không ăn các đồ cứng, đồ quá nóng hay quá lạnh để tránh làm bung mắc cài, gây ê buốt răng. 
  • Hạn chế chơi các môn thể thao dễ gây va đập răng, khiến răng bị ảnh hưởng. 
  • Kiêng những thực phẩm như bia rượu, trà hay cà phê bởi chúng có thể khiến răng bị ố vàng, ngả màu.
  • Nên ăn những loại thức ăn mềm như cháo, súp, đồ ăn được cắt nhỏ và không quá dai hay cứng để hạn chế mắc cài bị bung.
  • Ngoài ra, bạn hãy ăn các loại rau xanh, bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể với các loại hoa quả tốt cho sức khỏe như bơ, táo, dứa, nho, kiwi...

Trên đây là chi tiết từng giai đoạn trong quá trình niềng răng, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay tới Nha khoa Quốc tế Việt Pháp để được các chuyên gia giải đáp!

 Đăng ký tư vấn