Bao nhiêu tuổi thì niềng răng được? Người lớ và trẻ em

Người lớn và trẻ em bao nhiêu tuổi thì niềng răng được?

Không chỉ các bậc phụ huynh quan tâm tới việc niềng răng cho con trẻ mà nhiều người lớn cũng có mong muốn niềng răng. Chính vì vậy, Nha khoa Quốc tế Việt Pháp nhận được rất nhiều thắc mắc liệu người lớn có niềng răng được nữa không? Độ tuổi niềng răng ở người lớn và trẻ em là bao nhiêu? 

Người lớn và trẻ em bao nhiêu tuổi thì niềng răng được?

 

I. Độ tuổi niềng răng ở người lớn và trẻ em 

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng giúp điều chỉnh vị trí của hàm và những răng bị sai lệch, không khớp. 

 

do-tuoi-ly-tuong-nieng-rang

 

Trẻ từ 6 - 11 tuổi: Trainer chỉnh nha 

Trong giai đoạn này thì trẻ vẫn còn đang trong quá trình thay từ răng sữa sang răng vĩnh viễn, những thói quen xấu hàng ngày như: mút tay, đẩy lưỡi, cắn móng tay, đặt lưỡi sai vị trí,.... là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc răng bị mọc lệch hay bị xô lệch. 

 

Chính vì thế ở độ tuổi thay răng trẻ nên sử dụng hàm trainer bằng nhựa cao su mềm, giúp răng mọc thẳng và đẹp. Trainer có tác dụng định hướng cho răng mọc. 

Lưu ý: Đeo Trainer chỉnh nha không giúp hàm răng đẹp hoàn toàn. 

 

Độ tuổi 12 - 16: Độ tuổi “vàng” để niềng răng 

Theo chuyên gia thời gian tốt nhất để niềng răng là 2 năm kể từ khi trẻ bắt đầu dậy thì vì đây là lứa tuổi cơ thể đang phát triển, các xương còn chưa cố định, tạo thuận lợi cho việc niềng răng 

 

Đồng thời trong giai đoạn này việc điều chỉnh hàm, điều chỉnh răng hô, răng vẩu, răng khấp khểnh hay mọc chen chúc cũng rất đơn giản. 

 

Độ tuổi từ 17 - 30: Niềng răng vẫn hoàn toàn không hề khó khăn 

Ở độ tuổi 17 - 30 thì có thể thời gian đeo niềng nhờ vậy cũng ngắn hơn trẻ em thông thường là 12 tháng với những ca khó hơn thì có thể là 24 tháng. 

 

Nhưng ở độ tuổi này thì do đã phát triển gần như hoàn thiện nên xương và răng không còn mềm và linh hoạt nên thời gian niềng kéo dài hơn so với giai đoạn trước.

Mặc dù vậy nhưng với công nghệ tiên tiến thì kể cả là 35 - 40 tuổi cũng vấn cho kết quả tốt, tuy nhiên phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. 

 

>>> Xem thêm:

 

 

II. Độ tuổi nào thì không nên niềng răng? 

Nhiều khách hàng đến Nha khoa quốc tế Việt Pháp cũng đã hỏi về vấn đề tuổi tác cao liệu có nên niềng răng không? 

 

do-tuoi-nao-khong-nen-nieng-rang

 

  • Theo chuyên gia chia sẻ thì không có độ tuổi nào bị hạn chế để niềng răng cả. Chỉ cần bệnh nhân có đủ điều kiện sức khỏe thì hoàn toàn có thể thực hiện được. 

  • Người trung niên khi niềng răng nên sử dụng niềng răng vô hình Invisalign, vì phương pháp này ít gây tác động đến phần cấu trúc răng với lực kéo nhẹ nhàng và ổn định.

  • Niềng răng kim loại sẽ có thể gây khó chịu 1 chút đối với người trung tuổi, cần thời gian để làm quen.

  • Trẻ có thể niềng răng bắt đầu từ 8 tuổi, không nhất thiết phải đến khi dậy thì, niềng sớm thì răng sẽ đẹp sớm.

 

Ngoài ra các bệnh nhân mắc các bệnh tiểu đường, tiểu sử bệnh tim mạch, mắc các chứng bệnh máu không đông hoặc đang mang thai thì nên có tư vấn của bác sĩ trước khi niềng răng.

 

 

III. Người đã có tuổi khi niềng răng cần lưu ý những gì? 

Một số người lớn tuổi khi niềng răng cần lưu ý một số điều để đảm bảo kết quả tốt nhất.  

  • Suy nghĩ kỹ xem việc niềng răng có thực sự cần thiết hay không bởi niềng răng ở độ tuổi này sẽ tốn rất nhiều thời gian. 

  • Cần thăm khám đầy đủ trước khi tiến hành niềng răng, vì niềng răng có thể ảnh hưởng đến ăn uống dinh dưỡng với người trung niên.

  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày cần sự tỉ mỉ và nên có người hỗ trợ 

  • Nên từ bỏ thói quen ăn kẹo, vì sẽ khá rắc rối nếu kẹo bị mắc vào mắc niềng răng 

 

Lợi ích của việc niềng răng sớm 

  • Những bệnh nhân niềng răng sớm thường sẽ có những kết quả vượt trội hơn so với những người niềng răng muộn. 

  • Niềng răng sớm giúp bác sĩ dễ dàng can thiệp vào sự phát triển xương răng, để khuôn mặt có sự cân đối. 

  • Ngoài ra niềng răng sớm còn tăng cơ hội thành công như mong muốn hơn so với niềng răng muộn 

 

 

 

IV. Niềng răng ở đâu tốt tại Hà Nội ? 

Trước khi niềng răng, bạn cần lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ thăm khám cho bệnh nhân.

Những nha khoa tốt là những nha khoa đạt đủ các tiêu chí sau: 

  • Có bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân 

  • Công nghệ máy móc tiên tiến

  • Có quy trình niềng răng rõ ràng và cụ thể 

  • Là nha khoa được nhiều người nhắc đến 

  • Có những bài viết chuyên sâu về kiến thức nha khoa 

dia-chi-nieng-rang-tot-nhat

 

Nha khoa quốc tế Việt Pháp là địa chỉ niềng răng được rất nhiều vị khách trong và ngoài nước tin tưởng.

Nha khoa Quốc tế Việt Pháp sở hữu bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm được đào tạo tại nước ngoài và những trường đại học lớn tại Việt Nam. Ngoài ra, Nha khoa Việt Pháp cũng luôn cập nhật công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới chuyên về nha khoa. Chúng tôi luôn tự tin là nha khoa hàng đầu khắc phục những vấn đề răng miệng. 


Chỉnh nha của nha khoa quốc tế Việt Pháp mang đến nhiều ưu điểm hơn so với những địa chỉ nha khoa khác: 

 

  • Sử dụng khung niềng răng bằng kim loại vững chắc, nhờ công nghệ mới từ các nước Châu Âu thời gian niềng răng giảm xuống ¼ so với mắc cài thông thường từ 3 - 4 tháng 

  • Khung niềng răng dễ thay thế và chỉnh sửa khi bị bong tuột khỏi hàm

  • Thuận tiện cho việc khách hàng vệ sinh răng miệng 

  • Tiết kiệm chi phí và không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào. 

 

Với công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ các đối tác nước ngoài, không gian từng phòng khám đều được xử lý vô trùng. Trong quá trình điều trị người bệnh sẽ được gây tê và giảm đau, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, không còn lo sợ. 

 

 

V. Quy trình niềng răng tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp 

Quy trình niềng răng tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp được thực hiện theo 5 bước sau đây: 

quy-trinh-nieng-rang

 

Bước 1: Tư vấn niềng răng và lên pháp đồ điều trị

Đây là bước quan trọng, ảnh hưởng đến việc chỉnh nha của khách hàng sua này, việc tư vấn và đưa ra pháp đồ càng chi tiết thì tỷ lệ hàm răng đẹp hoàn mỹ lại càng được gia tăng.

 

Chính vì thế các bạn có thể chủ động chụp phim, lấy dẫu mẫu hàm,… để có thể nhận được nhiều tư vấn từ nhiều phòng khám.

 

Bước 2: Điều trị tổng quan

Bao gồm việc vệ sinh răng miệng, phát hiện những ổ viêm hoặc điều bất thường trong hàm để có thể đưa ra lời khuyên khắc phục cho bệnh nhân.

 

Bước 3: Thiết kế nụ cười 

Khách hàng xem trước kết quả sau khi niềng răng của chính mình nhờ công nghệ tiên tiến của phòng khám.

 

Bước 4: Giai đoạn gắn mắc cài vào răng 

Sau khi qua các bước khám tổng quát ở phía trên, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài lên răng. Sau khi mắc cài đã được đính trên răng chắc chắn bác sĩ sẽ gắn dây cung trên các rãnh mắc cài và cố định bằng dây thun chuyên dụng

 

Bước 5: Thăm khám thường xuyên

Việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp bác sĩ nắm bắt được tình hình, hoặc có thể bạn đến gặp bác sĩ khi dây cung bị bung hoặc mắc cài có sự cố.

VI. Chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng 

Để đảm bảo đạt được kết quả niềng răng tốt nhất, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng hàng ngày theo hướng dẫn sau: 

  • Đánh răng kỹ tối thiểu 2 lần 1 ngày, sử dụng kem đánh răng có chứa fluor 

  • Súc miệng thường xuyên với nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng 

  • Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách 

  • Ăn những món ăn mềm, không ăn đồ sống và những loại thịt dai

  • Bàn chải đánh răng nên sử dụng loại mềm và mịn, chải răng đúng cách, nhẹ nhàng. 

 

 

VII. Câu hỏi thường gặp về độ tuổi niềng răng 

 

1. 34 tuổi có nên niềng răng không? 

Có. 34 tuổi hay 40 tuổi đều có thể niềng răng được bình thường. Chỉ cần người niềng răng đạt đủ yêu cầu: răng chắc khỏe, không bị viêm lợi, viêm tủy hay lung lay...

 

2. Con tôi 7 tuổi có thể cho niềng răng được chưa? 

Niềng răng khi 7 tuổi khá phổ biến ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Còn tại Việt Nam chúng ta thì thường sau khi con vào tuổi dậy thì mới cho con niềng răng. Vì lúc đó răng vĩnh viễn đã mọc hết. 

Để biết chính xác nhất, các bậc phụ huynh cần đưa con tới nha khoa để các bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng của bé.

 

Mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan đến răng miệng vui lòng gọi hotline: 098.414.7000 để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

 

 Đăng ký tư vấn